Sắm ngay tủ chống ẩm cho máy ảnh- máy quay

Sắm ngay tủ chống ẩm cho máy ảnh- máy quay

Máy ảnh là cả một "gia tài" với những người có thú chơi ảnh, nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản máy ảnh, nhất là với những tay máy nghiệp dư hoặc những người mới bắt đầu "sự nghiệp" nhiếp ảnh. Tủ chống ẩm là thứ không thể thiếu để giúp máy ảnh của bạn được ở bên bạn bền lâu.

VnReview giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Chung Dũng, bài đã được đăng trên tạp chí e-CHÍP, nhưng có bổ sung thêm một số ý.

Sự cần thiết của tủ chống ẩm

Ngày nay, thú chơi máy ảnh đang dần trở lên khá phổ biến. Với sự đa dạng và phong phú của các chủng loại máy ảnh dành cho gia đình, bán chuyên nghiệp cho tới chuyên nghiệp, đã giúp người tiêu dùng dễ dàng trang bị cho mình một chiếc máy ảnh số theo nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính. Việc sở hữu những máy ảnh chuyên nghiệp với ống kính rời từ vài trăm cho tới hàng ngàn USD không còn là chuyện hiếm đối với các tay máy ở Việt Nam.

Có một điểm chung mà tất cả người đam mê môn nghệ thuật nhiếp ảnh đều phải lưu ý, đó là dù họ có đang sở hữu ống kính hoặc máy ảnh của bất cứ thương hiệu nào với giá trị lớn, nhỏ đều phải quan tâm đến việc bảo quản cho chúng và công việc quan trọng nhất là: chống nấm mốc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi phát triển nhanh ở nhiệt độ từ 18 – 30oC với độ ẩm trên 60% và độ ẩm để có thể bảo quản ống kính và máy ảnh nằm trong khoảng từ 45% - 55%. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao có thể lên tới hơn 80%, chính vì vậy, đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở và phát triển. Tủ chống ẩm là một giải pháp hoàn hảo và lý tưởng cho bất cứ tay chơi máy ảnh nào nếu không muốn nhìn những đứa con tinh thần của mình bị nấm mốc gặm nhấm và phá hủy

Cấu tạo, tính năng và cơ chế hoạt động

Tủ chống ẩm là một tủ kín, thường được chế tạo bằng tone, sơn tĩnh điện. Cánh cửa tủ thường có mặt bằng kính và có thể có thêm ổ khóa bảo vệ, các cạnh mép cánh cửa có gioăng cao su để tăng độ kín khi đóng tủ. Bên trong tủ có bộ phận hút ẩm, đèn báo trạng thái hoạt động, đồng hồ đo độ ẩm (ẩm kế), đồng hồ đo nhiệt độ (tùy loại) và núm điều chỉnh thông số. Ngoài ra tủ chống ẩm thường dùng các khay (dạng kéo) để chứa đồ. Do sử dụng điện để vận hành nên tủ chống ẩm thường để cố định một vị trí.

Tùy thuộc vào dung tích thiết kế (tính bằng lít) mà tủ sẽ có kích thước lớn nhỏ cũng như khả năng chứa đồ nhiều hay ít. Để xác định nhanh dung tích tủ chống ấm cần mua có thể làm theo cách sau: (*)

- Xác định kích thước phía trong tủ cần thiết kế để đựng hết các thiết bị cần bảo quản.

- Dựa vào các kích thước đã xác định ở trên tính ra thể tích cần thiết ( = Dài x Rộng x Cao).

- Lựa chọn tủ có thể tích tương đương hoặc lớn hơn gần với số đã tính toán. Tuy nhiên vẫn cần kiểm tra lại xem tủ định chọn có phù hợp để chứa hết các thiết bị cần bảo quản không.

Một số loại tủ chống ẩm phổ biến Tủ chống ẩm AILITE

 Model

Dung tích / Công suất

Dải Độ ẩm

Kích thước (mm)

Giá (TK)

ALT 20LA

20 lít/ 5W

25%-55%

400x260x275

1.290.000

ALT40L

40 lít/ 5W

25%-55%

340x300x480

2.150.000

GPG 6OL

60 lít/ 5W

25%-55%

420x370x480

4.200.000

GPG 100L

100 lít/ 12W

25%-55%

480x580x390

6.200.000

GD 40L

40 lít/ 5W

25%-55%

340x300x480

1.800.000

GP2 60L

60 lít/ 5W

25%-55%

425x370x480

3.300.000

GP2 90L

90 lít/ 12W

25%-55%

425x370x680

4.390.000

 

Những lưu ý khi lắp đặt và vận hành

Vị trí đặt tủ nên chọn nơi khô ráo, có độ ẩm thấp nhất và ít thay đổi sẽ giúp tăng tuổi thọ của tủ. Tránh để tủ gần các nguồn phát nhiệt khác (tủ lạnh, bếp . . .) các luồng không khí di chuyển trực tiếp (máy lạnh...) hay gần nơi có nước (hồ nước, bể cá...), phần sau tủ phải cách tường ít nhất 20 - 30cm.

Khi mới mua tủ về cần cho chạy không tải tối thiểu 6 tiếng ở mức cao (một số loại tủ có thể khác – nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất).

Nên cài đặt độ ẩm trong khoảng từ 45% – 55% (độ ẩm thích hợp) vì nếu để độ ẩm cao hơn ống kính dễ bị nấm mốc, nếu để thấp hơn thì sẽ hao phí năng lượng không cần thiết và nếu để quá thấp <30% có thể làm ảnh hưởng đến các gioăng cao su hoặc lớp keo bên trong ống kính, máy ảnh.

Hạn chế mở tủ ở mức tối đa. Khi đã mở tủ ra hãy thao tác nhanh chóng và sau đó đóng tủ vào ngay. Đặc biệt không được quên đóng tủ.

Những vật không cần thiết thì tránh bỏ vào tủ, ví dụ: dây đeo máy ảnh là thành phần hút ẩm nhiều nhất, thì nên bỏ ra ngoài ko nhất thiết phải cho trong tủ để tránh hao điện và giảm tuổi thọ tủ

Nếu không thường xuyên mở tủ thì máy thường ở chế độ nghỉ hơn là hoạt động, nếu không có thể tủ bị hở hoặc gặp vấn đề. Khi tủ đóng kín, sau một thời gian độ ẩm được hút ra hết đến mức thiết lập thì khi đó không có lý do nào nó tự nhiên chạy. Trong trường hợp này hãy kiểm tra độ kín của tủ hoặc liên hệ với nơi bán để được bảo hành.

Đối với tủ chống ẩm sử dụng đồng hồ ẩm kế bằng kim, sau khoảng 6 tháng tới 1 năm, hoạt động của đồng hồ có thế sai lệch dẫn tới chỉ thị độ ẩm không chính xác. Khi đó hãy hiệu chỉnh (calibrate) lại để đồng hồ thể hiện thông số đo chính xác hơn. Có thể liên hệ với nơi bán (nếu máy còn bảo hành) hoặc tự tháo cái đồng hồ ra (nếu máy hết bảo hành) rồi tới chỗ đã mua tủ, nhờ cửa hàng hiệu chỉnh lại độ chính xác (bằng cách so sánh với các đồng hồ ở tủ mới). Các đồng hồ cơ khí đều có nút xoay, hoặc con vít để tinh chỉnh thông số chính xác.

Lời kết

Cho dù bạn sở hữu bất cứ ống kính, máy ảnh có giá trị lớn nhỏ như thế nào thì lời khuyên đưa ra là: với môi trường có độ ẩm lớn như ở Việt Nam, bạn hãy sử dụng cách thức phù hợp để bảo quản các thiết bị của mình.

 Nguồn : VnReview.vn

 

 

Viết bình luận

Note: HTML is not translated!
    Bình thường           Hay